Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Internet of Things sẽ thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?
Con người vẫn đang nói và tranh luận về tương lai của Internet of Things sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với tất cả chúng ta. Tương lai nào sẽ nắm giữ chúng ta? Dưới đây chỉ ra một vài điều mà chúng ta có thể thấy sự thay đổi trong một vài năm tới.
Y khoa / Chăm sóc sức khỏe
Đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực kỹ thuật y học những năm gần đây, nhưng vẫn còn rất nhiều nhứ có thể thành hiện thực. Dù chỉ quan sát công nghệ ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể thấy một số thứ đang phát triển, như là:
  • Chai đựng thuốc thông minh - những chai thuốc này theo dõi việc sử dụng thuốc của bạn, không chỉ để chắc chắn rằng bạn đã dùng đúng liều, mà còn cho bác sĩ của bạn biết khi bạn cần nhiều hơn.
  • Viên thuốc thông minh - không chỉ là chai thuốc, mà những viên thuốc này tự chúng có thể trở nên thông minh, cung cấp cho bác sĩ những thông tin tốt hơn về sức khỏe của bạn và hiệu quả của quá trình điều trị đang diễn ra.

Giao thông
Tương tự như công nghiệp y khoa hay lĩnh vực nhà thông minh, chúng ta đang sẵn sàng nhìn thấy thoáng qua những điều sẽ xảy ra khi Internet of Things và giao thông kết hợp với nhau. Vài sự phát triển mà chúng ta có thể thấy bao gồm:
  • Xe hơi tự lái và tự đỗ - Tesla đã làm được rất nhiều vào lúc này nhưng nhiều công ty khác cũng đã thấy tiềm năng ở đây.
  • Ứng dụng đỗ xe - Có rất nhiều ứng dụng ngoài kia đang thu thập thông tin về những bãi đỗ xe lân cận và sử dụng chúng để nói cho người lái xe biết nơi có chổ đỗ xe trống. Nó không phải là không tưởng để kết nối dữ liệu này trực tiếp đến chiếc xe có khả năng tự đỗ và tiềm năng là chiếc xe sẽ tìm ra một chổ đỗ và tự đỗ xe bằng khả năng của nó mà không có sự can thiệp nào từ người lái xe.
Đó là tương lai của xe hơi và cũng là vòng quay của Internet of Things.
Có một lượng thông tin khổng lồ ở ngoài kia và RS Components đã đặt chúng lại với nhau theo cách đơn giản dễ hình dung để chỉ ra Internet of Things là gì, và quan trọng hơn, nó có ý nghĩa gì với tương lai chúng ta. Bạn có thể có cái nhìn kỹ hơn khi xem Infographic dưới đây.
Internet of Things sẽ thay đổi cuộc đời bạn như thế nào?


Theo Heidi Walker

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Những công nghệ thông minh nào sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng?

Nhìn chung, thị trường thiết bị thông minh đang gia tăng.
Những thiết bị nhà thông minh đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng cả người dùng lớn tuổi và trẻ tuổi. Và theo một cuộc nghiên cứu vào tháng mười 2015, người dùng internet trên toàn cầu tin tưởng rằng chúng sẽ ảnh hưởng lên cuộc sống của họ.
Các cuộc nghiên cứu và khảo sát chỉ ra rằng một nửa người dùng internet được khảo sát tin rằng công nghệ nhà thông minh sẽ có ảnh hưởng lên cuộc sống của họ. Công nghệ số hóa hoặc thông minh duy nhất mà họ tin tưởng sẽ có ảnh hưởng lớn hơn lên cuộc sống của họ là công nghệ thanh toán qua điện thoại (mobile payment), điều này không gây ngạc nhiên khi gần như một trong năm người dùng điện thoại thông minh sẽ sử dụng công nghệ thanh toán qua điện thoại trong năm nay.

Những công nghệ số hoặc thông minh mà người dùng internet toàn cầu tin rằng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ

Người dùng internet cũng tin rằng những công nghệ khác như là Internet of Things (IoT) sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, số liệu chính xác là 29% người dùng nghĩ như vậy.
Người tiêu dùng đón nhận những thiết bị nhà thông minh một cách tự nhiên và chắc chắn. Theo một cuộc khảo sát vào tháng sáu 2015, có 28% người dùng internet ở Mỹ sở hữu công nghệ nhà thông minh.

Xu hướng sở hữu công nghệ nhà thông minh tại Mỹ theo tuổi

Theo nghiên cứu độc lập vào tháng một 2015, IHS dự đoán thị trường thiết bị nhà thông minh sẽ gia tăng 660% giưa năm 2013 và năm 2018, từ 25 triệu lên 190 triệu thiết bị.

Theo eMarketer

Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

Lựa chọn giao thức cho nhà thông minh - Home Automation Protocol



giao thức nhà thông minh, Home Automation Protocol
Giao thức nhà thông minh

Có rất nhiều việc phải làm để biến một ngôi nhà bình thường trở thành một ngôi nhà thông minh. Có rất nhiều thứ phải chý ý đến khi bạn tìm kiếm các thiết bị hỗ trợ giúp bạn điều khiển chiếu sáng, thiết bị điện gia dụng và nhiều thiết bị khác trong nhà. Điều quan trọng nhất, bạn cần phải đảm bảo các thiết bị trong hệ thống nhà thông minh của bạn có thể làm việc với nhau bằng cách hiểu rõ sự khác nhau giữa các giao thức nhà thông minh và lựa chọn một giao thức thích hợp.

Giống như những hệ thống điện tử khác, các thiết bị điện thông minh hoạt động với các giao thức khác nhau. Đó là một bộ của các quy tắc và tiêu chuẩn cho việc liên lạc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử. Nó giống như một loại ngôn ngữ. Nếu bạn có một thiết bị chỉ nói ZigBee và một thiết bị khác chỉ nói Z-Wave, chúng sẽ không thể giao tiếp với nhau. Lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn trang bị cho ngôi nhà bạn những thiết bị thông minh nói cùng một ngôn ngữ. Nhưng không có nhiều thiết bị có thể nói nhiều ngôn ngữ vì vậy việc đưa ra lựa chọn thiết kế nhà thông minh là điều không dễ dàng nếu bạn không có đủ kiến thức về giao thức nhà thông minh.
Giao thức cho một ngôi nhà thông minh cũng thường được hiểu như là công nghệ để điều khiển một ngôi nhà, là những thiết bị giao tiếp thông tin phần cứng được dùng để truyền tải thông tin đi và đến các thiết bị khác, thông qua kết nối bằng dây dẫn hoặc giao tiếp không dây. Có khoảng nửa tá giao thức nhà thông minh như thế với các tính năng khác nhau. Hướng dẫn này sẽ chỉ ra cho bạn những đặc điểm của từng loại giao thức nhà thông minh ở mức độ người tiêu dùng. Bằng cách này bạn sẽ có thêm thông tin để đưa ra quyết định nếu như bạn muốn ngôi nhà bạn thông minh hơn.
X10
X10 được phát triển từ thập niên 1970 của thế kỷ trước, là giao thức Home Automation củ nhất. X10 là một hệ thống đơn giản cho phép sử dụng dây dẫn điện trong nhà để giao tiếp giữa các thiết bị điện với nhau. Bởi vì X10 sử dụng dây dẫn điện nên nó hoạt động rất ổn định, nhưng vấn đề là luôn luôn có sự can thiệp từ những thiết bị điện khác trong mạch điện. Một bộ lọc nhiễu được sử dụng để làm giảm nhẹ sự can thiệp này. X10 là một hệ thống sơ khai và chỉ có thể thực thi tối đa 16 lệnh gửi đồng thời.
UPB (Universal Powerline Bus)
UPB là một hệ thống có dây được phát triển vào cuối thập niên 1990 như là một sự cải tiến công nghệ cho hệ thống X10. UPB làm giảm nhiễu gây tổn hại đến X10 trước đó bằng cách sử dụng xung điện công suất lớn để gửi những mệnh lệnh qua dây dẫn trong mạch điện. UPB gửi lệnh nhanh hơn và có thể chịu đựng được tải điện áp lớn hơn so với X10, cho phép dải ứng dụng rộng hơn. UPB hoàn toàn khả lập trình vượt xa so với những câu lệnh đơn giản của X10.
Insteon
Insteon cho phép kết nối giao tiếp có dây và giao tiếp không dây thành một hệ thống duy nhất mang đến sự tin cậy ổn định và linh hoạt. Dây dẫn điện được sử dụng một cách đặc trưng để thay thế cho tần số RF được sử dụng trong hệ thống. Điều này cho phép các lệnh được gửi tới địa chỉ chính xác với ít sự can thiệp. Insteon hỗ trợ 65,000 lệnh khách nhau và là một trong những hệ thống tốt nhất để nâng cấp những chiếc công tắc điện trong nhà bạn. Insteon cũng tương thích một phần với X10, dĩ nhiên là chỉ với một số loại thiết bị nhất định, bạn có thể đổi mới hệ thống X10 cũ kỹ bằng công nghệ Insteon hoặc nếu bạn đang muốn tìm kiếm một giao tiếp không dây cho X10.
KNX
KNX xuất hiện tại châu Âu vào cuối thập niên 1990 và đầu 2000 và trải rộng trên hơn 100 quốc gia. Hệ thống hoạt động gần giống với Insteon, ngoại trừ nó được bổ sung thêm dây dẫn điện và tần số RF, hệ thống tiêu chuẩn cũng hỗ trợ truyền lệnh thông qua hồng ngoại, dây đôi xoắn và cáp Ethernet. KNX thường được cài đặt trên những cặp dây đôi xoắn, một kiểu làm giảm nhiễu hiệu quả. Nếu như bạn lựa chọn hệ thống dây đôi xoắn, bạn bắt buộc phải đi hệ thống dây đôi mới xuyên suốt trong nhà bạn, không giống như những hệ thống khác trong bài giới thiệu này.
ZigBee
ZigBee là một kiểu mạng mắt lưới không dây (wireless mesh network) và hoàn toàn không giống bất cứ người tiền nhiệm nào trước đó. Trong một mạng mắt lưới, mỗi thiết bị hoạt động như là một thiết bị chuyển tiếp gửi và nhận thông tin. Các lệnh được chuyển đi xa bằng các thiết bị chuyển tiếp xuyên qua mạng lưới các thiết bị đến khi chúng đến được địa chỉ mong muốn. Bởi vì dựa trên hệ thống mạng mắt lưới tự nhiên, mạng không dây có thể trở nên rộng hơn, mạnh hơn và ổn định hơn với mỗi thiết bị được thêm vào. Việc các thiết bị ZigBee từ các nhà sản xuất khác nhau không giao tiếp được với nhau là rất phổ biến, có thể là bởi vì mỗi thiết bị được lập trình khác nhau để cùng hoàn thành những nhiệm vụ giống nhau. Bởi vì lý do này, nhà sản xuất thường sử dụng ZigBee như là một phương án nhằm hạn chế những thiết bị của bên thứ ba trong một hệ thống đóng.
Z-Wave
Z-Wave là tiêu chuẩn vàng của hệ thống nhà thông minh không dây. Z-Wave sử dụng cấu trúc mạng mắt lưới như ZigBee, tuy nhiên các thiết bị Z-Wave thì thường tương thích với nhau. Z-Wave có sẵn nhiều loại thiết bị mà bạn muốn để hoàn thiện một ngôi nhà thông minh. Nó không nhanh và mạnh hơn ZigBee nhưng nó hiệu quả hơn vì tính tương thích của nó. Nhóm đứng phía sau tiêu chuẩn này, khối liên minh Z-Wave, hiện nay đã công bố hơn 1000 sản phẩm tương thích khác nhau, giúp bạn có một dãi rộng các lựa chọn khi biến ngôi nhà bạn thành nhà thông minh.
Những giao thức không phổ biến cho Home Automation
Đôi khi bạn sẽ thấy các công tắc đèn, bóng đèn LED hay bộ điều khiển nhiệt độ sử dụng Wi-Fi, Bluetooth hoặc giao tiếp trường gần - Near Field Communication (NFC). Bởi vì những công nghệ điều khiển này không chỉ sử dụng riêng biệt cho nhà thông minh, nên chúng thường không thích hợp cho công việc này. Wi-Fi và Bluetooth là hai kết nối yêu cầu năng lượng cao và chúng sẽ làm tiêu hao những viên pin nhanh chóng, điều này làm cho chúng không phải là một lựa chọn tốt cho các thiết bị sử dụng pin thường thống trị trong nhà thông minh.
Wi-Fi là lựa chọn tuyệt vời để kết nối máy tính hay điện thoại thông minh đến bộ điều khiển trung tâm của hệ thống, nhưng lý tưởng là nó chỉ nên thực hiện riêng cho mục đích này. NFC là một lựa chọn thích hợp nhưng nó yêu cầu khoảng cách gần để làm việc chính xác. Đòi hỏi này làm nó trở thành một lựa chọn tốt cho khóa cửa và hệ thống an ninh ra vào, nhưng ngoài điều này thì không.
Lời kết
Vậy giao thức nhà thông minh nào phù hợp với bạn? Nếu bạn chỉ vừa bắt đầu với nhà thông minh, lời khuyên cho bạn là Z-Wave hoặc ZigBee. Chúng đều nhanh, mạnh, linh hoạt, độ bao phủ tuyệt vời, không dây và có hàng trăm sản phẩm cho bạn lựa chọn. Nếu nhà bạn đã lắp đặt sẵn X10 thì hãy tiếp tục với Insteon, nó cũng cho phép bạn giao tiếp không dây và mặc dù không nhiều sản phẩm như Z-Wave hay ZigBee, nó vẫn là một lựa chọn tốt. KNX cho bạn sự ổn định và dải sản phẩm rộng, tuy nhiên việc lắp đặt, khai thác và bảo trì khá phức tạp và tốn kém, chưa kể giá thiết bị cao hơn các loại khác khá nhiều khiến bạn phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Ý tưởng tuyệt vời là tìm ra một hệ thống nhà thông minh có thể đáp ứng những gì bạn cần, cho dù đó là an ninh, thuận tiện sử dụng hoặc cá nhân hóa, tất cả tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng của bạn. Một khi bạn biết bạn cần gì, sẽ dễ dàng để quyết định sử dụng hệ thống nào và sau đó sẽ tìm ra giao thức nhà thông minh phù hợp, hoặc kết nối phối hợp các giao thức để đáp ứng những yêu cầu này.
Kieron Le

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

INTERNET OF THINGS LÀ GÌ?



Thực chất, biểu hiện của Internet of Things (IoT) đã xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai của Internet, khi các nhà phát minh mong muốn kết nối tất cả mọi thứ qua một mạng lưới đồng nhất để có thể điều khiển chúng phục vụ cho mục đích của con người.
Trong các tư liệu về IoT, người ta thường nhắc đến một chiếc máy bán nước giải khát tự động tại trường Đại học Carnegie Melon (Mỹ) vào đầu những năm 1980 như là một thiết bị đầu tiên mở màn cho xu hướng này, chiếc máy được lập trình để có thể kết nối với người điều khiển qua Internet, nhằm kiểm tra tình trạng của máy và bổ sung nước khi cần thiết mà không cần sự tiếp xúc kiểm tra trực tiếp. Sau đó, khái niệm Internet of Things chỉ thực sự được đưa ra vào năm 1999, khi mà người ta bắt đầu nhận thấy tiềm năng của xu hướng này, bên cạnh việc mạng Internet cũng như nhiều rào cản về mặt khoa học công nghệ đã dần được khai phá.
Theo định nghĩa từ Wikipedia: Internet of Things (IoT) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet.
Như vậy có thể tạm hiểu, Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay. Gần đây, Internet of Things còn bao gồm cả những giao tiếp theo kiểu máy với máy (M2M), hạn chế sự tác động của con người nhưng chủ yếu được áp dụng trong sản xuất năng lượng hay các ngành công nghiệp nặng. Viễn cảnh tưởng chừng chỉ có trên phim ảnh này đã dần hiển hiện trên thực tế, với sự phát triển của Nhà thông minh, TV thông minh, tủ lạnh thông minh,…. và cũng không thể không kể tới sự mở rộng không gian địa chỉ lên IPv6 thay vì IPv4 như trước đây.
internet of things

INTERNET OF THINGS LÀ TƯƠNG LAI CỦA THẾ GIỚI


Mặc dù đã manh nha từ lâu nhưng kỷ nguyên Internet of Things chỉ thực sự được sự được chú ý và bùng nổ trong những năm gần đây, sau sự phát triển của smartphone, tablet và những kết nối không dây,…
Và ngay sau khi nhận được sự chú ý của cộng đồng, IoT đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng kinh ngạc.
Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, bao gồm hàng tỷ thiết bị di động, tivi, máy giặt, …
Để thấy được sự phát triển của lĩnh vực này, họ cũng đưa ra số liệu vào năm 1984, khi mà Cisco mới thành lập mới chỉ có khoảng 1.000 thiết bị được kết nối mạng toàn cầu, đến năm 2010, con số này đã lên mức 10 tỷ.
Intel, đơn vị mới tham gia vào thị trường sản xuất chip cho các thiết bị thông minh phục vụ IoT cũng đã thu về hơn 2 tỷ USD trong năm 2014 từ lĩnh vực này, tăng trưởng 19% so với năm 2013.
Bên cạnh đó, các ông lớn như Google, Apple, Samsung, Microsoft cũng không hề giấu diếm ý định xâm nhập thị trường này, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trong thời gian tới đây, đưa kỷ nguyên IoT đến sớm hơn với mọi người.

Rõ ràng, Internet of Things có thể thay đổi hoàn toàn cách sống của con người trong tương lai. Khi mọi thứ đã được “Internet hóa”, người dùng hoàn toàn có thể điều khiển chúng từ bất cứ đâu, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet. Sở hữu những thành tựu trong lĩnh vực này nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay chìa khóa thành công của mọi thời đại. Internet of Things chính là xu hướng của tương lai.
Nguồn: internet

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

CHÚNG TÔI LÀM GÌ?

CHÚNG TÔI LÀM GÌ?

GIẢI PHÁP NHÀ THÔNG MINH
Chúng tôi có thể làm gì cho bạn? Với dịch vụ được đánh giá cao đã đưa chúng tôi trở thành lựa chọn tốt nhất cho các dự án nhà thông minh bao gồm các công trình xây mới và cải tạo nâng cấp các công trình hiện hữu. Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực nhà thông minh tại Việt Nam, chúng tôi có khả năng chuyên môn thành thạo để đảm bảo dự án của bạn tiến triển một cách trôi chảy từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc công trình. Tìm hiểu những dịch vụ cốt lõi của chúng tôi bên dưới đây, nếu bạn là một kiến trúc sư, nhà thiết kế hoặc nhà phát triển giải pháp đang tìm kiếm những giá trị khác biệt thì đây là lời giải cho bạn.
HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH
Bạn yêu cầu gì cho hệ thống nhà thông minh? Chúng tôi cung cấp các gói giải pháp hoàn thiện mà bạn có thể xem thêm bên dưới đây. Chúng tôi sẵn sàng thiết kế các giải pháp cá nhân hóa dựa trên yêu cầu riêng biệt của bạn và tích hợp chúng đầy đủ xuyên suốt để biến ngôi nhà bạn trở thành ngôi nhà thông minh thực sự.
Thông tin liên hệ
  •  Address:
    15/20 Đường số 8, TNPB, Q.9, HCM
  •  Phone:
    (090) 660 3968 / (016) 68 303 303
  • Website:
    bluetech.com.vn
  •  Working Days/Hours:
    Mon – Sun / 9:00AM – 8:00PM